Japan's banking crisis: Lessons to be learned

 




Có lẽ mọi người đã quên rằng, Nhật đã từng là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới, với số lượng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Tokyo cao nhất toàn cầu và nền kinh tế nội địa đạt khoảng 70% quy mô nền kinh tế Hoa Kì. Vậy tại sao một gã khổng lồ về kinh tế như vậy lại đã và đang rơi vào nhiều đợt suy thoái triền miên, cho dù hàng tỷ yên đã được bơm vào thị trường nhằm khơi vực lại tiêu dùng và phát triển nền kinh tế?



Nhật vốn là quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, do quy mô nền kinh tế nội địa không đủ lớn nên phải vươn ra thế giới bên ngoài để phát triển. 


Đã đành vậy, đất nước còn nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất chỉ có nước nhập khẩu. Bị bao trùm bởi muôn vàn khó khăn, họ chỉ còn cách tập trung phát triển nguồn lực vốn con người để tồn tại. Triết lý này đã được người Nhật áp dụng xuyên suốt những năm hậu chiến, giai đoạn tái kiến thiến đất nước khỏi đống đổ nát chiến tranh. 


Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là miêu tả ngắn gọn sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật. Với quyết tâm hồi sinh quốc gia và vai trò là công xưởng sản xuất cho chiến tranh Lạnh, Nhật đã bứt tốc từ con số 0 lên cường quốc lớn thứ 2 thế giới vào năm 1968. Các ngành công nghiệp nặng từ sản xuất ôtô, đóng tàu đến luyện kim, hóa dầu; công nghiệp điện tử, chất bán dẫn, tất cả đều đã được chính phủ hỗ trợ chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu - sản xuất. Chính sự phối hợp nhịp nhàng và tầm nhìn của giới cầm quyền Nhật Bản đã tạo định hướng rõ ràng cho các ngành nghề, trở thành đòn bẩy cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước.


Tuy nhiên, phụ thuộc vào xuất khẩu lại là con dao hai lưỡi đối với Nhật. Nền kinh tế sẽ ngày càng dễ bị tổn thương bởi những tác động từ bên ngoài, và Nhật đã bị trở thành con mồi khi đang canh me vị trí số một của Mỹ. Chiến tranh thương mại đã nổ ra, và sau đó là một chuỗi các khủng hoảng khiến cho Nhật dường như bị kiệt quệ trong một thời gian dài.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Quá trình hình thành bong bóng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trong bối cảnh chiến tranh thương mai giữa Nhật và Mỹ, nhận thấy sự định giá quá cao của đồng dollar Mỹ đối với đồng yên lẫn các đồng ngoại tệ khác gây ra thâm hụy cán cân thương mại, tổng thống Ronald Reagan yêu cầu các nước G5 họp tại khách sạn Plaza ở New York để điều chỉnh tỷ lệ hối đoái sao cho giá trị đồng dollar Mỹ giảm xuống mức cần thiết để hỗ trợ nền xuất khẩu của Hoa Kì. 


Sau hiệp định Plaza với cam kết yên Nhật sẽ phải tăng 46% đối với đồng dollar Mỹ, các ngành xuất khẩu của Nhật bị ảnh hưởng nặng nề. Do đồng yên tăng giá, các mặt hàng xuất khẩu của công ty Nhật trở nên đắt hơn ở nước ngoài, từ đó khó cạnh tranh hơn với các đối thủ quốc tế. 


Nhật rơi vào suy thoái do đồng yên mạnh (円高不況), và chính phủ đã hạ thấp lãi suất để kích thích nền kinh tế vực dậy. Nhật đã cố gắng thay đổi nền tảng phát triển kinh tế từ tăng trưởng do xuất khẩu (export-led growth) sang tăng trưởng do nhu cầu (demand-led growth), nhưng nó đã châm ngòi cho cơn sốt đất bất động sản trên khắp cả nước.


Nền kinh tế Nhật nhanh chóng hồi phục với dòng chảy tín dụng lãi suất thấp liên tiếp bơm vào thị trường, thậm chí còn làm tăng trưởng nóng, báo hiệu cho ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) có các biện pháp cần thiết để hạ nhiệt lạm phát.


Nhưng Nhật đã không tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. 


Vào ngày 19/10/1987, thị trường chứng khoán New York rớt giá mạnh đột ngột. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 508.32 điểm trong ngày, mất gần 22% giá trị. Trong vòng 6.5 giờ, chỉ số chứng số chứng khoán New York đã bị bốc hơi gần 500 tỷ USD, tương đương 1/8 GNP của Mỹ. Nền kinh tế Hoa Kì rơi vào suy thoái, và FED buộc phải giảm lãi suất để kích cầu. Lãi suất giảm làm nới rộng khoảng cách lãi suất Mỹ với các nước khác, khiến đồng đô la phải chịu áp lực giảm giá lớn hơn. 


Sự định giá quá cao của đồng đô la vào đầu những năm 1980 báo hiệu cho sự rớt giá thê thảm của nó trong tương lai. Lý do là bởi đồng đô la mạnh được kích thích bằng dòng tiền nóng từ nước ngoài chảy vào Mỹ qua lãi suất cao, và đến lúc nào đó dòng dịch chuyển tiền tệ này sẽ được điều chỉnh khi FED thay đổi chính sách tiền tệ. Hiệp định Plaza được cho là để hỗ trợ nền công nghiệp xuất khẩu của Mỹ, nhưng thực chất đó là chiếc nệm đảm bảo cho cuộc hạ cánh an toàn của đồng đô la.


Tuy nhiên, sụp đổ chứng khoán 1987 hoàn toàn không nằm trong toan tính của FED. Giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế có nguy cơ làm đồng đô la ngày càng mất giá. Lo sợ rằng đồng đô la sẽ sụp đổ, Mỹ đã cố gắng thương lượng với Đức và Nhật cắt giảm lãi suất để cứu đồng đô la.


Ngân hàng Trung ương Đức đã từ chối lời đề nghị đó. Trong khi đó, Nhật dù đã không giảm lãi suất nhưng cũng không tăng lãi suất để bảo vệ đồng đô la khỏi những cơn sóng đầu cơ. 


Sự phát triển kinh tế của Nhật phụ thuộc vào thương mại quốc tế với thị trường tiêu thụ lớn khổng lồ của Mỹ, do đó một khi Hoa Kì rơi vào khủng hoảng thì đó không phải là tin tốt đối với Nhật. Đồng thời, việc Mỹ liên tiếp gây áp lực điều chỉnh lãi suất đã gây ra mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế đối nội - đối ngoại của Nhật. Cuối cùng, khi mà nền kinh tế Nhật đang phát triển nóng và cần được kìm hãm, BOJ đã chọn không tăng lãi suất.


Với quyết định đó, bong bóng bất động sản trong nước tiếp tục phình to. Một số lượng lớn các nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán, tạo nên ảo ảnh phát triển kinh tế ngày càng lớn.


Nhưng nguồn tiền đổ vào thị trường nhà đất và chứng khoán đến từ đâu?


Từ khi các định chế tài chính được gỡ bỏ trong công cuộc tự do hóa hệ thống tài chính vào đầu những năm 1980, các công ty Nhật có thể kêu gọi vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Điều này khiến các công ty không còn nhu cầu đi vay từ hệ thống các ngân hàng


Do các doanh nghiệp lớn dần dần bỏ đi, các ngân hàng Nhật đã cố gắng tìm kiếm những khách hàng mới. Họ bắt đầu cho vay các công ty vừa và nhỏ, nới lỏng các điều kiện vay về cả vốn điều lệ và tài sản thế chấp. 


Nhanh chóng, các cá nhân cũng được tiếp cận để cho vay. Vào thời điểm đó, thậm chí một nhân viên văn phòng cũng có thể vay đến 100 triệu yên (hơn 20 tỷ đồng) để mua nhà, với căn nhà vừa mua là tài sản thế chấp. Những khoản lợi nhuận ảo trên giấy khi giá đất tăng cũng được chấp nhận làm thế chấp để vay một khoản tiền mới, và mức độ các ngân hàng cho vay những khoản vay có đòn bẩy cao đã lên một tầm cao mới.



Quy mô của bong bóng là kinh khủng. Cho dù đó là giá bất động sản, chứng khoán, lợi tức vốn quốc gia/GDP (khoản lợi nhuận thu được sau khi bán tài sản đã tăng giá trị sau một thời gian), tất cả đều tăng gấp 3 lần so với thời điểm tiền bong bóng, to hơn gần gấp 2-3 lần bong bóng nhà đất của Mỹ vào khủng hoảng 2008. 



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Vỡ bong bóng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


"What matters most for financial stability is not stock prices but real estate
prices",

Himino Ryozo, ủy viên Ủy ban Dịch vụ Tài chính (Financial Service Agency), đã khẳng định như trên trong cuộc họp với Viện Ổn định Tài chính (Financial Stability Institute) năm 2021. Bởi vì cơ chế cho vay nợ đều dựa vào giá trị của bất động sản làm thế chấp, một khi giá nhà đất giảm thì cả thị trường đều bị đổ nợ.


Cuối cùng, chuyện gì đến cũng phải đến. 


Bong bóng bất động sản bị vỡ khi ngân hàng Nhật siết chặt tín dụng vào năm 1989. Chứng khoán Nikkei giảm sâu hơn 50% từ đỉnh 38,915 xuống còn 14,309 điểm, giá nhà đất dân dụng rớt gần 20% giá trị trước cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, do phần lớn các khoản vay được thế chấp bởi bất động sản, sự mất giá của nhà đất khiến các cá nhân và doanh nghiệp đi vay hoặc là mất khả năng chi trả, hoặc là phải tái điều chỉnh bản cân đối kế toán, tỷ lệ nợ xấu. Tình hình kinh doanh trở nên ảm đạm, các công ty phải dùng lợi nhuận để trả các khoản nợ và hầu như không thể đầu tư vào các dự án mới.


Khủng hoảng nhà đất này đã làm giảm trầm trọng mức tiêu dùng của người dân và đầu tư của các doanh nghiệp. Nền kinh tế Nhật trải qua nhiều đợt giảm phát những năm sau đó, và nợ xấu khiến bánh xe kinh tế cạn kiệt nhớt để bôi trơn. Trong khoảng năm 1991-2001, GDP Nhật Bản chỉ tăng trung bình 1.14% hằng năm, tương đối thấp so với các quốc gia phát triển khác.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2. Khoảng lặng âm ỉ

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


So với các cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2008, thời điểm vỡ bong bóng nhà đất và khủng hoảng tài chính ở Nhật lại cách nhau hơn 5 năm. 




Năm 1992, một năm sau khi bong bóng vỡ, ngân hàng trung ương (BoJ) và thủ tướng Nhật đã dự định một cuộc "dọn dẹp" để xử lý các khoản nợ xấu (bad loans & nonperforming loans - NPLs) bằng quỹ dự phòng công (public funds). 


Nhưng Bộ Tài Chính Nhật cho rằng nên chờ đợi vào một thời điểm thích hợp hơn để giải cứu các ngân hàng, khi mà giá cổ phiếu hồi phục và lợi nhuận gia tăng trong tương lai sẽ phần nào giải quyết được đống nợ xấu.





Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả nợ xấu được dọn dẹp vào năm 1992? 


Một số học giả nhận định Nhật sẽ gánh chịu chi phí giải quyết nợ xấu ít hơn do các công ty gánh nợ sẽ được giải quyết triệt để từ đầu và không có cơ hội để phình to ra. 


Tuy nhiên, chi phí tổng đối với hệ thống tài chính có lẽ sẽ không nhỏ hơn mấy. Vì khi đó, ngân hàng sẽ không thể tận dụng được khoản lợi nhuận tiền gửi hàng năm từ các tài sản khác ở trong nước lẫn nước ngoài và những khoản bảo hiểm tiền gửi của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các ngân hàng có khả năng không được vào danh sách hỗ trợ của chính phủ nếu tuyên bố phá sản tức thời để giải quyết nợ xấu.


Vì vậy, việc để mặc hệ thống tài chính tự giải quyết vấn đề phần nào đã giúp chính phủ Nhật không phải tung ra những gói giải cứu khổng lồ cho các ngân hàng. Gánh nặng thuế cho người dân từ đó mà được giảm bớt.


Nhật Bản bước vào thời kì tăng trưởng thấp 1992-1994 sau vụ vỡ bong bóng nhà đất, và nền kinh tế dần hồi phục trong giai đoạn ngắn 1995-97 khi chính phủ bơm tiền và các gói hỗ trợ xử lý nợ xấu vào nền kinh tế. Chi tiêu chính phủ tăng cao đã làm phình to thâm hụt ngân sách, và nội các Hashimoto đã quyết định tăng thuế tiêu dùng từ 3% lên 5% để bù cho thâm hụt chi tiêu. Cùng lúc đó, một cuộc khủng hoảng tài chính đã quét sạch Châu Á, đẩy Nhật vào lại con đường suy thoái. Những biến cố này đã làm mồi lửa cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98 ở Nhật.


*note: so sánh với khủng hoảng nhà đất ở vn?? và của mỹ năm 2008



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3. Khủng hoảng tài chính 1997-98

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Mùa thu 1997, Yamaichi Securities, 1 trong 4 công ty chứng khoán lớn nhất ở Nhật, cùng với Sanyo Securities bị phá sản khi không thể gọi vốn vay ngắn hạn giữa các ngân hàng do bị đánh giá rủi ro tín dụng cao. Hokkaido Takushoku Bank, một ngân hàng thành phố ở phía bắc Nhật Bản, cũng phải tuyên bố dừng hoạt động vào tháng 11/1997 vì lý do tương tự.


Chính phủ Nhật đã phải chi 1.8 nghìn tỷ yên cho 21 ngân hàng lớn vào tháng 3/1998 để giúp các ngân hàng đủ tiêu chuẩn về quy định vốn cần thiết để hoạt động. Hai ngân hàng lớn, Long-term Credit Bank of Japan (LTCB) và Nippon Credit Bank (NCB) cũng được quốc hữu hóa tạm thời vào tháng 10 và 11 vào năm 1998 do có nhiều vấn đề về quản lý danh mục cho vay.


Hóa ra, 1.8 nghìn tỷ yên đã là không đủ cho việc hỗ trợ vốn hệ thống ngân hàng. Chính phủ Nhật đã phải bơm thêm 7.5 nghìn tỷ yên vào 15 ngân hàng vào tháng 3/1999 và đợt cấp vốn lần 2 này đã làm giảm đi số lượng nợ xấu đáng kể và tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giai đoạn hồi phục

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Năm 2001, Ủy ban Dịch vụ Tài chính (Financial Service Agency) được thành lập để giám sát đặt biệt hoạt động cho vay của các ngân hàng. Chương trình Financial Revival Program được áp dụng vào tháng 10/2002, với mục tiêu tái cấu trúc cơ cấu nợ của các ngân hàng qua 3 chiến lược dài hạn:

  • Giảm số lượng tài sản (equities) do ngân hàng nắm giữ xuống mức bằng với vốn điều lệ của tổ chức. (Equity = Balance + Credit + (Floating Profit - Loss)). Giảm equity sẽ đồng nghĩa với việc giảm tín dụng mà ngân hàng phát hành ra thị trường
  • Tăng cường phân loại các loại nợ xấu và cung cấp các khoản vay một cách thận trọng, công bố sự khác nhau trong đánh giá về cấu trúc nợ của các ngân hành tiến hành độc lập và của Ủy ban Dịch vụ Tài chính FSA.
  • Giải quyết 50% lượng nợ xấu mới trong 1 năm và 80% trong 2 năm, đồng thời giảm một nửa tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lớn đến tháng 3/2005 từ mức 8.4% vào tháng 2/2002


Ngân hàng Trung ương Nhật cũng đã mua lại cổ phiếu của các ngân hàng như một phần trong kế hoạch nới lỏng định lượng. Tổng cộng BoJ đã mua gần 2 nghìn tỷ yên giá trị tài sản từ năm 2002-04. Nhờ các biện pháp dứt khoát, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng lớn đã giảm xuống còn 2.9% vào tháng 3/2005. Hệ thống tài chính Nhật gần như đã dọn dẹp xong vấn đề nợ xấu, và nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu quay về con đường tăng trưởng cùng với sự hồi phục của kinh tế toàn cầu năm 2004.



--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hậu quả của cuộc khủng hoảng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Khủng hoảng bong bóng bất động sản và nợ xấu khiến kinh tế rơi vào vũng lầy trong suốt 20 năm sau đó, với tiêu dùng trì trệ, tiền lương hầu như không tăng, và giảm phát ngày càng ăn mòn nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. 


Vỡ bong bóng nhà đất khiến các ngân hàng siết lượng tín dụng để giảm nợ xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhật. Việc thiếu hụt nguồn vốn đầu tư đã khiến các doanh nghiệp Nhật mất lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp được hỗ trợ ở Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc


Ngành công nghiệp nặng và điện tử ở Nhật đã phát triển mạnh mẽ nhờ cơ chế cấp vốn dễ dàng từ hệ thống tài chính và những ưu đãi của chính phủ. Đặc biệt, Bộ Công Thương Quốc Tế Nhật Bản (Ministry of International Trade and Industry - MITI) đã góp công lớn trong việc phát triển nền công nghiệp điện tử thông qua một loạt các thỏa thuận với hệ thống ngân hàng để cung cấp các khoản tín dụng khổng lồ cho những ông lớn như Panasonic, Sharp, Sony, Hitachi, Toshiba,...


Chẳng hạn như ở ngành công nghiệp sản xuất màn hình tinh thể lỏng TFT (TFT-LCD), công nghệ sản xuất mản hình phẳng liên tục cần được đổi mới, và mức đầu tư cơ sở hạ tầng lên đến 700 triệu USD cho một nhà máy sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp điện tử cần gọi vốn từ thị trường tài chính một cách đều đặn và đầu tư lượng lớn tiền đó vào việc mở rộng quy mô sản xuất và nâng cấp công nghệ.


Cho đến thập niên 90, các gã khổng lồ ngành điện tử Nhật đã dẫn đầu thế giới về sản xuất màn hình TFT-LCD. Họ đã thống lĩnh thị trường từ khi thành công làm được chuỗi sản xuất hàng loạt các sản phẩm LCD đầu tiên trên thế giới. Bước vào thời kì kinh tế thịnh vượng, các tập đoàn lớn được cấp lượng vốn dồi dào để bành trướng hoạt động kinh doanh ra thị trường toàn cầu. 


Tuy nhiên, khi bong bóng BĐS và khủng hoảng tài chính ập đến, các nhà sản xuất điện tử Nhật rơi vào vòng luẩn quẩn trả nợ và không có khả năng đầu tư vào công nghệ mới. Điều này đã làm cho ngành công nghiệp TFT-LCD ở Nhật bị chững lại, đối mặt với áp lực bắt kịp của các đối thủ láng giềng.


Với tình hình mất đi lợi thế cạnh tranh về khả năng tiếp cận vốn và đổi mới công nghệ, các công ty Nhật dần bị mất thị phần và doanh thu cũng giảm đi đáng kể. Kinh doanh lợi nhuận thấp, nhiều doanh nghiệp đã phải sa thải các kỹ sư trong ngành để cắt giảm chi phí nhân công. 


Trong số những người bị sa thải, có nhiều những kỹ sư làm việc với thâm niên dài và giàu kinh nghiệm. Những người này phải đi sang Hàn Quốc hay Đài Loan để tìm cơ hội tiếp tục sự nghiệp, và nó đã gây ra hiện tượng chảy máu chất xám.




--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài học từ khủng hoảng tài chính của Nhật

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




    1. Cái giá của bong bóng bất động sản


Trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Nhật, giá trị bất động sản là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, các ngân hàng không thu hồi được tín dụng. Giá nhà đất giảm mạnh làm các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trở thành nợ xấu. Ngân hàng không thể thu hồi vốn, từ đó dẫn đến phá sản khi mất khả năng thanh toán nợ.


Mặc dù chính phủ Nhật muốn các ngân hàng tự giải quyết vấn đề nợ để giảm thiểu chi tiêu công và gánh nặng thuế, đã có một niềm tin lạc quan rằng giá nhà đất lẫn chứng khoán rồi sẽ tăng trở lại. Sự đánh giá thấp sự trầm trọng của tình hình nợ xấu đã góp phần hình thành nên những doanh nghiệp "zombie" không sức sống, tiếp tục tồn tại giữ chân nền kinh tế tại chỗ. 



    2. Hành động chậm trễ


Thực chất, quá trình giải quyết nợ xấu bị kéo dài là do cuộc khủng hoảng diễn biến ở tốc độ chậm. 


Phạm vi vấn đề nợ xấu chỉ hạn chế trong các khoản vay ngân hàng, và các kết quả kế toán và công bố tài chính thường phản ánh chậm tình hình kinh tế của tổ chức so với thực tế. Do đó, các cơ quan giám sát khó có thể nhận thấy dấu hiệu nợ nần chồng chất nếu như doanh nghiệp thao túng về kết quả báo cáo.


Thêm nữa, cuộc khủng hoảng diễn ra trong bối cảnh có ít các áp lực trong và ngoài nước (tiền tiết kiệm cao, lạm phát và thất nghiệp thấp; dự trữ ngoại hối dồi dào, thanh khoản ổn định, không tháo chạy vốn), thiếu đi sự cấp bách trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng. Thiếu các khung khổ pháp lý để đối phó với các ngân hàng và doanh nghiệp phá sản cũng khiến quá trình can thiệp của chính phủ bị trì hoãn.


Tuy kéo dài thời gian khủng hoảng đã giúp nền kinh tế đáp đất một cách nhẹ nhàng hơn, Nhật đã phải dành ra 10 năm sau để giải quyết món nợ, và 20 năm tiếp theo để "vật lý trị liệu" nền kinh tế.


Ba thập niên qua dường như đã quá đủ để dưỡng bệnh, giờ đây Nhật cần phải vẽ ra con đường phát triển trong tương lai của riêng mình; bởi mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu giờ đây đã trở nên khó cạnh tranh trong một môi trường toàn cầu hóa hiện nay.





Economic bubble - 1990

Banking crisis - late 1990s

tự do hóa hệ thống tài chính

liberalization of japan financial system



Reference:

https://www.fsa.go.jp/common/conference/danwa/20210422.pdf  : Lessons from Japanese banking crisis (2021)

https://www.nippon.com/en/currents/d00360/: Lessons from Japan financial crisis 1997 (2017)

https://www.adb.org/sites/default/files/publication/156077/adbi-wp222.pdf: Lessons from Japan banking crisis 1991-2005 (2010)

https://www.adb.org/sites/default/files/publication/159841/adbi-wp521.pdf : Japan's Lost Decade: Lessons for other economy (2015)



Comments

Popular posts from this blog

"Khoảng không" trong Khủng hoảng Tài chính 2008

Japan's Lost Decade

Russo - Ukraine conflict: A just or unjust war?